Ngày 22.2, đoàn công tác Mặt trận Trung ương do bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó
Chủ tịch làm trưởng đoàn đến khảo sát tại tỉnh Tây Ninh về xây dựng hoàn thiện cơ
chế hướng dẫn thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn
mới, đô thị văn minh”.
Đoàn đã làm việc với xã Bình Minh (thành phố Tây Ninh) và xã Long Thành
Trung (huyện Hòa Thành) về xây dựng nông thôn mới và phương thức tổ chức thực
hiện Trung tâm văn hóa, thể thao, học tập cộng đồng của xã.
[caption id="attachment_1016" align="alignnone" width="884"] Đoàn làm việc tại xã Bình Minh, thành phố Tây Ninh[/caption]Buổi chiều cùng ngày đoàn có buổi làm việc với Ban Thường trực UBMTTQVN
tỉnh và lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Hội Khuyến học tỉnh.
Thay mặt Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh, phó Chủ tịch Nguyễn Văn Nhiếm
báo cáo khái quát những kết quả mà tỉnh Tây Ninh đã đạt được bước đầu trong xây
dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
Thực hiện Đề án 04/ĐA-MTTW- BTT ngày 28 tháng 12 năm 2015 và Thông tri
số 10/TTr-MTTQ- BTT ngày 8 tháng 7 năm 2016 của Ủy Ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam về hướng dẫn thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", Ban thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam
tỉnh Tây Ninh đã triển khai bằng hình thức trực tuyến trong hệ thống Mặt trận Tổ
quốc các cấp từ tỉnh đến cơ sở và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, huyện, thành
phố, xây dựng kế hoạch thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh" giai đoạn 2016-2020, mở lớp tập huấn. Ngoài ra, Ban
thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy tham
mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Công văn số 273-CV/TU ngày 25/1/2017 về việc
phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW ngày 15/12/2016 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng; Mặt trận Tổ quốc tỉnh cũng đang hoàn chỉnh tiêu chí
đánh giá nông thôn mới, đô thị văn minh trên cơ sở Quyết định số 05 của Ủy ban
nhân dân tỉnh. Cuối năm 2016 bình xét giữ vững công nhận danh hiệu ấp văn hóa:
524/542 ấp đạt 96,7 %.
Về thực hiện công tác giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới,
đô thị văn minh theo Nghị quyết liên tịch số 80 giữa Chính phủ và Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận các cấp trong tỉnh đã vận động các hộ
dân trong ấp (kp) tương trợ vốn giúp cho 3.747 hộ nghèo có điều kiện sản xuất, chăn
nuôi với số tiền trên 6,144 tỷ đồng; giúp cho 1.804 lao động có việc làm, tăng thu
nhập, cải thiện cuộc sống, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo ở ấp (kp). Toàn tỉnh đã xây và bàn
giao nhà đại đoàn kết được 860 căn, trị giá 41.927.774.000 đồng. Ban Thường trực
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ 1.000 con trâu, bò
sinh sản cho các hộ nghèo có điều kiện chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn
2016-2020.
Về đổi mới nội dung, phương thức tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân
tộc”, năm nay, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Tây Ninh có nhiều cải tiến, Ngày hội được tổ
chức hai phần lễ và hội, các địa phương tổ chức phù hợp với điều kiện thực tế. bên
cạnh nội dung quan trọng là đánh giá kết quả thực hiện cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trong năm, các khu dân cư gắn
với đánh giá việc xây dựng nếp văn hóa, xây dựng nông thôn mới, biện pháp tiếp tục
nâng cao chất lượng cuộc vận động; biểu dương, khen thưởng những tập thể, gia đình
và cá nhân tiêu biểu trong các phong trào; tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” góp phần thực hiện thắng lợi
các mục tiêu kinh tế - xã hội ở địa phương; tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể
dục thể thao, các trò chơi dân gian và các hoạt động khác như: tặng quà các gia đình
chính sách, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ Mặt trận các thời kỳ, các gia đình có
hoàn cảnh khó khăn, trao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo,…. Đặc biệt tại các điểm tổ
chức nhiều lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ, các ban, ngành, đoàn thể
tỉnh và huyện đến dự, chúc mừng, chung vui với bà con nhân dân tại ấp, khu phố.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp thiết thực cho
Cuộc vận động. Ông Lê Hồng Tăng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch
tỉnh cho rằng, danh hiệu Gia đình văn hóa, ấp, khu phố văn hóa là thiếu tính thực
chất. Ông Tăng đưa ra một trường hợp trước đây của một hộ gia đình cựu chiến binh
ở Hòa Thành phản ánh rằng, họ không đăng ký danh hiệu Gia đình văn hóa mà vẫn
được cấp danh hiệu. Khi kiểm tra phát hiện địa phương không cho hộ gia đình đăng
ký mà "ký thay".
Ông Tăng đề nghị, nên tổ chức đăng ký khoảng 2 hoặc 3 năm một lần, và đăng
ký theo chủ đề. Chẳng hạn ở trường học có đăng ký về ứng xử với môi trường, sau
khi thực hiện tốt chương trình này rồi tiếp tục chủ đề khác như đăng ký về văn hóa
khi tham gia giao thông. Như vậy phong trào luôn mới không “nguội lạnh”, hình thức
như hiện nay.
Bà Nguyễn Thị Minh Lý - Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh kiến nghị Trung ương
nghiên cứu xây dựng đề án đánh giá về sự hài lòng của người dân đối với hoạt động
của Mặt trận Tổ quốc.
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Huỳnh Văn Quang cho rằng, xây dựng nông thôn
mới điều quan trọng nhất là nâng cao đời sống người dân, các công trình dân sinh chỉ
hỗ trợ phần nào, không thể công nhận xã nông thôn mới nhưng từ đầu năm đến cuối
năm không có gì mới, kinh tế không tăng trưởng, do đó cần xem xét lại cách đánh giá
sao cho đúng thực chất. Ông Quang cũng kiến nghị Trung ương cần xem xét để trong
những chỉ đạo, hướng dẫn của Mặt trận Trung ương cần có sự phân cấp trách nhiệm
cụ thể từ trung ương đến cơ sở để tránh tình trạng quá tải công việc; công tác của Mặt
trận cần xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm mà Mặt trận chủ trì, những nội dung nào là
công tác phối hợp và tham gia thực hiện để tránh bị lúng túng, bị động.
Chủ tịch Hội đồng tư vấn văn hóa xã hội Mặt trận Trung ương Nguyễn Túc cho
rằng, Mặt trận cần chọn việc mà làm, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, tránh tình
trạng cái gì cũng nhận, cái gì cũng làm mà bị phân tán không hiệu quả. Cuộc vận
động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư” do Mặt trận phát
động bắt nguồn từ cuộc vận động xây dựng "Đời sống mới” do Chủ tịch Hồ Chí
Minh khởi xướng từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
với nhận thức sâu sắc là: "Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân” đến
nay đã đổi tên nhiều lần nhưng thực chất là vẫn nhằm xây dựng cho cuộc sống người
dân được tốt hơn. Như thế việc đổi tên có cần thiết? Khi thực hiện mô hình Ngày hội
đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư nhằm đoàn kết Đảng, Nhà nước với dân,
nhưng làm mãi theo lối mòn sẽ bị nhạt, cần phải thay đổi hình thức và nội dung theo
từng giai đoạn cho phù hợp với thực tiễn.
[caption id="attachment_1017" align="alignnone" width="858"] Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Văn hóa - Xã hội UBTWMTTQVN phát biểu ý kiến[/caption]Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Mặt trận Trung ương Trương Thị Ngọc
Ánh đánh cao những kết quả 2 xã đã đạt được, các địa phương cùng cố gắng giữ
vững và có nhiều sáng kiến hơn nữa để đem lại kết quả cao hơn. Tuy nhiên, bên cạnh
đó cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm, như hoạt động của trung tâm văn hóa xã
hiện nay chỉ có các hoạt động mang tính thời vụ vào các ngày lễ tại địa phương, chưa
có nhiều hoạt động của người dân, thiết chế văn hóa ở xã không chỉ là nơi tổ chức các
hoạt động văn hóa, văn nghệ mà phải đa dạng về nội dung và phải thật sự là trung
tâm sinh hoạt của cộng đồng, các ngành, đoàn thể địa phương cần đưa nội dung hoạt
động của đơn vị mình vào, tăng cường tổ chức hoạt động thể thao, hội họp, tập huấn,
đào tạo kỹ năng cho người dân..; các câu lạc bộ tại địa phương cũng cần phải có bộ
phận quản lý. Bà Ánh cũng đề xuất tỉnh nghiên cứu thành lập mô hình các trung tâm
hoạt động cộng đồng xã, thị trấn.
[caption id="attachment_1018" align="alignnone" width="840"] Bà Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch UBTWMTTQVN phát biểu tại buổi làm việc[/caption]Phó Chủ tịch Mặt trận Trung ương ghi nhận những kiến nghị của Tây Ninh và sẽ
đề xuất với Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục tình
trạng chỉ đạo theo cách thức "trên dội xuống" làm cho cơ sở quá tải dẫn đến báo cáo
đánh giá hoạt động không trung thực, thiếu thực chất; tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh,
bổ sung về phương thức tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”, trong từng
giai đoạn phải có chủ đề mới để Ngày hội luôn thu hút thu hút được đông đảo người
dân tự giác tham gia, thật sự trở thành ngày hội đoàn kết của toàn dân. Bà Ánh cũng
nhìn nhận, thực chất của các danh hiệu văn hóa hiện nay nhìn chung không cao, nó
như "giấy phép thông hành" của các cơ quan, đơn vị, địa phương…
Trong dịp này, bà Ánh cũng đề nghị địa phương đóng góp ý kiến cho dự thảo quy
trình đánh giá sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới của
Mặt trận Trung ương.
TH
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đồng chí VÕ ĐỨC TRONG Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh
|