Ngày 12.6, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Châu Thành lần III, năm 2019 long trọng tổ chức, đến dự Đại hội có ông Nguyễn Thanh Ngọc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Bí thư Huyện ủy Châu Thành cùng 180 đại biểu.
Toàn huyện có 12 dân tộc thiểu số cùng sinh sống với 717 hộ/3.013 khẩu, chiếm phần lớn là dân tộc Khmer: 599 hộ/2510 khẩu, còn lại là dân tộc Chăm, Tày, Hoa, Mường, Cao Lan, Thượng, Thái, Nùng, Ê đê, Tà Mun, Ra-glay. Đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung ở các xã biên giới (06 xã biên giới của huyện có 08 dân tộc thiểu số với 585 hộ/2.473 khẩu), số còn lại sống đan xen với đồng bào kinh.
Trong 5 năm qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn được các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; huyện làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tích cực, chủ động trong xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy nội lực, ý chí tự lực tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo, tạo sức mạnh toàn dân tộc cùng chung sức vào sự nghiệp phát triển kinh tế– văn hóa – xã hội của huyện nhà.
Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - đời sống, thực hiện các giải pháp giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số từ 61 hộ năm 2014 giảm xuống còn 27 hộ năm 2018; đã tổ chức đào tạo được 38 lượt ngành nghề, với 74 lớp/2.425 người học, trong đó có 39 người dân tộc thiểu số được đào tạo nghề; triển khai chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn với 147 hộ/331 người, với số tiền là 26,480 triệu đồng; đã hỗ trợ xây mới 23 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo dân tộc thiểu số, trị giá 920 triệu đồng; thực hiện Nghị định số 116/2016/NĐ-CP về Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, đã tiếp nhận và cấp phát kịp thời 13.892kg gạo cho 165 lượt học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn huyện; thực hiện Đề án 01 /ĐA-MTTQ-BTT, ngày 07/11/2016 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh về việc hỗ trợ trâu, bò sinh sản trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020, đã hỗ trợ 12 con bò sinh sản trị giá 297 triệu đồng cho hộ nghèo, cận nghèo là người dân tộc thiểu số.
Tính đến nay, 1/6 xã biên giới được công nhận xã nông thôn mới (xã Hòa Hội), dự kiến đến năm 2020 có thêm 3 xã biên giới được công nhận (Ninh Điền, Phước Vinh, Hòa Thạnh).
[caption id="attachment_17523" align="aligncenter" width="780"] Lãnh đạo tỉnh, huyện chụp hình lưu niệm với 40 đại biểu dự đại hội cấp trên[/caption]Về giáo dục, huyện không thực hiện dạy chữ, tiếng dân tộc cho học sinh dân tộc thiểu số, mà học sinh dân tộc thiểu số được học hòa nhập chung với học sinh người Kinh. Tuy nhiên, để giúp cho các em học sinh dân tộc thiểu số nắm bắt kịp thời kiến thức của chương trình giáo dục phổ thông chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành Giáo dục huyện đã tổ chức được 01 lớp làm quen với tiếng Việt trước khi thực hiện dạy học chương trình chính thức lớp 1 cho các em (chương trình được tổ chức tại trường Tiểu học Hòa Thạnh- xã Hòa Thạnh và trường Tiểu học Bến Cừ- xã Ninh Điền).
Về văn hóa huyện đã được ngành chức năng cấp trên xây dựng 01 Nhà Văn hóa mang đặc trưng kiến trúc đồng bào dân tộc Khmer (tại xã Hòa Thạnh), đây là nơi để đồng bào dân tộc Khmer các xã biên giới tập trung về tổ chức sinh hoạt văn hóa, thể thao và các hoạt động lễ hội truyền thống mang bản sắc dân tộc
Việc xây dựng, trùng tu, sửa chữa các ngôi chùa Khmer luôn tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, trong 5 năm qua huyện có 03 ngôi chùa được nâng cấp, sửa chữa gồm: Chùa Sát Rát (Ninh Điền), Chùa Phụm Ma (Thành Long), Chùa Hiệp Phước (Hòa Thạnh) và Nhà Lễ Sala (Biên Giới). Số lượng các chức sắc tôn giáo là người dân tộc thiểu số: gồm có 03 Trụ trì Chùa, 03 Ban Quản trị và khoảng 1.500 tín đồ.
MTTQ huyện phối hợp với Công an huyện và UBND các xã biên giới đã thành lập Mô hình “Đồng bào dân tộc Khmer tự phòng, tự quản về ANTT” tại các xã: Biên Giới, Hòa Thạnh,Thành Long, Ninh Điền. Qua đó, góp phần giúp cho tình hình an ninh, trật tự tuyến biên giới được ổn định, giữ vững. Ngoài ra, thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, huyện có 5/6 xã biên giới tập trung nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, do vậy việc vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia các phong trào về đường biên, cột móc cũng luôn được quan tâm thực hiện.
Tại Đại hội, đã bầu 40 đại biểu đi dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Tây Ninh lần thứ III; đồng thời biểu dương khen thưởng cho 6 tập thể, 22 cá nhân đã có nhiều thành tích trong công tác dân tộc và phong trào xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nguyễn Thị Kiều Nương - MTTQ huyện Châu Thành
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đồng chí VÕ ĐỨC TRONG Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh
|