Mọi người với ý thức an toàn thực phẩm

Thứ năm - 01/12/2016 10:34
Mọi người với ý thức an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm, nhất là trong điều kiện đất nước ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng cao. Bên cạnh nhiều sảm phẩm tiêu dùng có chất lượng, đáp ứng nhu cầu người dân, thì việc sản xuất, chế biến, cung cấp các thực phẩm kém chất lượng, độc hại cũng trở nên phổ biến và đến mức báo động. Từ tình hình trên, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương chỉ đạo quyết liệt, và gần đây Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ban hành Chương trình phối hợp số 90/CTrPH/CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 30/3/2016 về vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020, trên cơ sở đó Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã xây dựng kế hoạch phối hợp số 2812/KHPH/UBND-UBMTTQVN ngày 04/10/2016 về vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh.

 

Như chúng ta đã biết, thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vì những mục đích khác nhau, các nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm vẫn sử dụng những biện pháp bảo quản, kích thích tăng trưởng không hợp lý. Với thực trạng nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao của con người thì vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm càng trở nên báo động hơn bao giờ hết. Trong nhiều tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, thì thực phẩm là tác nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn bệnh thông thường đến những bệnh ung thư nguy hiểm và Việt Nam chúng ta hiện nay là một trong những nước có số lượng người mắc bệnh ung thư nhiều nhất thế giới, nguyên nhân chính là thức ăn hàng ngày của con người.

 

Việc sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng đã phải trả giá quá đắt bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của mình do bị ngộ độc thực phẩm và mầm mống gây ra căn bệnh ung thư quái ác đang ngày một tích tụ và chờ bộc phát. Nhưng có không ít người tiêu dùng không quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khi mua các thực phẩm thiết yếu tiêu dùng hàng ngày.

 

Các hóa chất độc hại như, thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, trừ bệnh và thuốc trừ cỏ dại, thuốc kích thích tăng trưởng), kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh có trong các loại rau quả hoặc các chất kháng sinh, chất tăng trọng có trong thịt cá sẽ tích lũy dần trong các mô mỡ, tủy sống… của con người là tiền đề để phát sinh các loại bệnh tật như, ung thư, loãng xương, suy giảm trí nhớ và thoái hóa xương khớp.

 

Về trồng trọt, hiện nay những người trồng rau vẫn hay có thói quen (không loại trừ thiếu kiến thức hoặc chạy theo lợi nhuận bất chấp tất cả) sử dụng bừa bãi các hoá chất bảo vệ thực vật như các loại thuốc cấm, thuốc có độ độc cao, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng để phun trừ các loại sâu bệnh trên các loại rau quả, tiêm thuốc kích thích cho quả mau chín, ngâm ủ giá đỗ bằng các hóa chất tăng trưởng độc hại… đã làm tích luỹ một dư lượng nitrat rất lớn tồn dư trong rau, củ, quả. Ngoài ra, nhiều người trồng rau đã dùng nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau quả cao hơn nhiều so với qui định của Bộ Y tế… Đó chính là nguyên nhân làm phát sinh các bệnh cấp tính, là mầm mống gây ra nhiều loại bệnh đặc biệt nguy hiểm.

 

Về chăn nuôi, các thực phẩm từ gia súc, gia cầm như: lợn, bò, gà, vịt… những người chăn nuôi cũng sử dụng những loại thức ăn, thuốc tăng trọng không rõ nguồn gốc để kích thích tăng trưởng, thậm chí những người kinh doanh thực phẩm còn sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt cá ôi thối để đưa ra thị trường bán cho người tiêu dùng… Ngoài trồng trọt, chăn nuôi thực phẩm còn đến với người tiêu dùng thông qua nhiều con đường khác, trong đó có thực phẩm bẩn, độc hại và kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mọi người.

 

Tóm lại, mặc dù Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng thời gian qua đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như tạo ra hành lang pháp lý để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng nhưng việc thông tin tuyên truyền đấn người dân vẫn còn hạn chế và việc kiểm tra, kiểm soát xử lý, răn đe vẫn chưa mạnh và còn nhiều khó khăn. Vì vậy, để nâng cao chất lượng cuộc sống nười dân thì việc nâng cao chất lượng thực phẩm là yêu cầu cấp bách, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đến mọi người, từ sản xuất, chế biến và đặc biệt phải làm cho người tiêu dùng thực sự là người tiêu dùng thông minh.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Công bố Danh sách trúng cử đại biểu HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đồng chí 

VÕ ĐỨC TRONG

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh

 

Xem thêm
THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm38
  • Hôm nay241
  • Tháng hiện tại67,675
  • Tổng lượt truy cập545,243
Văn bản mới

310/MTTQ-BTT

Tuyên truyền và giám sát thực hiện các nghị quyết HĐND tỉnh

lượt xem: 19 | lượt tải:13

64/MTTQ-BTT

V/v Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quy chế hoạt động của Ủy ban, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh nhiệm kỳ 2024-2029

lượt xem: 59 | lượt tải:24

3539/MTTQ-BTT

Công văn hướng dẫn công tác hiệp thương của ban Công tác Mặt trận dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng ấp, khu phố

lượt xem: 196 | lượt tải:96

272/QĐ-BTT-MTTQ

Quyết định về việc công bố công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

lượt xem: 79 | lượt tải:47

52/HD-MTTQ-BTT

Hướng dẫn bầu Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng

lượt xem: 320 | lượt tải:171
Thư viện ảnh
pcd-2.jpg phuoc-dong-nha-tro-3-00-768x432.jpg
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây