MTTQ tỉnh Tây Ninh: Hội nghị phản biện Dự thảo "Quy hoạch Thuỷ lợi tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030"

Thứ hai - 21/05/2018 07:40

MTTQ tỉnh Tây Ninh: Hội nghị phản biện Dự thảo

MTTQ tỉnh Tây Ninh: Hội nghị phản biện Dự thảo "Quy hoạch Thuỷ lợi tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030"

Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh vừa tổ chức phản biện xã hội dự thảo "Quy hoạch thủy lợi tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030". Ông Nguyễn Văn Nhiếm – Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh chủ trì hội nghị, tham dự còn có ông Võ Đức Trong - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

 

Tại hội nghị, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình bày tóm tắt nội dung dự thảo, trong đó đề ra một số định hướng trong tâm trong quy hoạch thủy lợi của tỉnh đến năm 2030.

 

Qua đó, có đại biểu cho rằng: Hệ thống công trình thuỷ lợi tỉnh Tây Ninh hầu hết đã được khảo sát và đầu tư xây dựng từ những năm 90 của thế kỷ trước, tuy đã được nâng cấp một số dự án nhưng cũng chưa phù hợp với tình hình chuyển đổi cây trồng của người dân nên hiện nay còn thiếu nhiều kênh tiêu, kênh nội đồng phục vụ tưới tiêu khoa học và tiết kiệm nước. Ngoài ra mạng lưới giao thông kết hợp bờ kênh đang đóng vai trò quan trọng trong phân phối lưu thông vật tư, hàng hoá nông sản cũng như thiếu kinh phí duy tu bảo dưỡng.

[caption id="attachment_9670" align="alignnone" width="940"] Ông Nguyễn Văn Nhiếm - Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh phát biểu kết luận hội nghị[/caption]

Về quy hoạch tưới, tiêu thoát nước, tại Tây Ninh nói riêng và Đông Nam bộ nói chung mực nước dưới đất đang bị suy giảm bình quân 10cm/năm. Tuy nhiên theo đánh giá chỉ khi khai thác phục vụ cho ăn uống sinh hoạt thì mức độ suy giảm là không đáng kể trong khoảng 50 năm tới.

 

Đánh giá dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước trong tương lai chưa sát với thực tế chưa sát vì khai thác nước ngầm phục vụ tưới là rất lớn nhất là các vùng trồng rau, đậu phộng... Nếu mỗi năm bình quân suy giảm 10cm, 10 năm là 1m. Đây là vấn đề đáng quan tâm chứ không phải là "không đáng kể".

 

Bản đồ diện tích tưới theo từng giai đoạn: Năm 2016 diện tích tưới trực tiếp từ các công trình thuỷ lợi: 48.676ha/183.000ha cần tưới đạt 26,6%; năm 2020 diện tích tưới đạt 56.350ha/197.915ha cần tưới đạt 28,47%; năm 2030 diện tích tưới đạt 108.500ha/215.392ha cần tưới đạt 50,37%. Như vậy, diện tích tưới có tăng nhưng diện tích tưới công trình thuỷ lợi không phục vụ được còn rất lớn: 106.822ha. Theo báo cáo phần còn lại tưới bằng các công trình quy mô nhỏ như ao, hồ, giếng khoan. Nhưng mạch nước ngầm suy giảm như dự báo ở trên thì khó khả thi. Do đó băn khoăn về tính hiệu quả của quy hoạch, đồng thời đối chiếu với mục tiêu của quy hoạch (trang 2): kho có thể đáp ứng.

 

Với những phân tích trên đề nghị nhóm thực hiện gói thầu cần có giải pháp hiệu quả thu hẹp diện tích không tưới được của các công trình thuỷ lợi: Vì Tây Ninh ở ngay cạnh hồ nước có dung tích trữ lượng nước lớn tầm cỡ khu vực Đông Nam á. Đồng thời để khắc phục những tồn tại đã nêu "mạng lưới giao thông kết hợp bờ kênh đóng vai trò quan trọng trong phân phối, lưu thông vật tư, hàng hoá nông sản cũng còn thiếu và thiếu kinh phí duy tu bảo dưỡng" đề nghị có những giải pháp rõ ràng cụ thể để khắc phục.

 

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8302:2009 quy định thời gian định hướng của Quy hoạch phát triển Thuỷ lợi là 10 năm và có tầm nhìn ít nhất từ 5 đến 10 năm tiếp sau đó. Mặt khác UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Tây Ninh 5 năm giai đoạn 2016-2020 và nay năm 2018 là năm thứ 3 thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020. Vì vậy cần phải điều chỉnh lại tên quy hoạch cho thời kỳ 10 năm, có tầm nhìn 15-20 năm cho phù hợp với TCVN 8302:2009.

 

Về mục tiêu quy hoạch, cần viết lại mục tiêu quy hoạch cho rõ và sát với yêu cầu của 01 quy hoạch thuỷ lợi, như: "Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Tây Ninh đến năm 2030 định hướng đến năm 2040 nhằm nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn nước cũng như phòng chống thiên tai do nguồn nước gây ra và đề xuất các phương thức triển khai các nguồn lực dự kiến để đạt được các mục tiêu đề ra, góp phần phục vụ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tê xã hội của tỉnh đến năm 2030".

[caption id="attachment_9672" align="alignnone" width="933"] Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình bày dự thảo đè án quy hoạch thủy lợi tỉnh Tây Ninh[/caption]

Trong dự thảo chỉ đánh giá 01 năm thực trạng phát triển các ngành kinh tế (năm 2016) chưa đủ, đề nghị phân tích, đánh giá trong vòng từ 5 năm đến 10 năm gần nhất, đúng quy hoạch theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8302:2009. Bên cạnh đó, cần xem lại tính khả thi cũng như hiệu quả của các hồ chứa ở vùng III (so sánh diện tích ngập nước và diện tích tưới, gồm các đập sau: Đập KaTum, đập Suối Ngô, đập Cà Na, đập suối Săn Máu).

 

Có đại biểu đề nghị cơ quan chuyên ngành thủy lợi nên rà soát lại quy mô vùng hưởng lợi để quy hoạch cho phù hợp, tránh lãng phí vốn đầu tư. Vì theo dự toán vốn của Quy hoạch thủy lợi giai đoạn 2011-2021 khá lớn: 1.886,699 tỷ đồng, số kinh phí này khó có thể cân đối đủ. Mặt khác, tuy có quy hoạch vùng phát triển nông nghiệp, loại cây trồng, nhưng do sản xuất tự phát và không thể chờ nguồn nước của hệ thống thủy lợi nên đa số các hộ dân đã chọn trồng các loại cây như cao su, khoai mì có hiệu quả kinh tế cao như ở Tân Châu, Tân Biên.

 

Đề xuất quy hoạch thủy lợi tập trung đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp- nuôi trồng thủy sản- hình thành vùng chăn nuôi trang trại, cánh đồng mẫu lới ở dọc hai bên bờ sông Vàm Cỏ Đông, vùng đất xám cao thuận lợi cho cây trồng ở huyện Châu Thành, Bến Cầu, Gò Dầu,Trảng Bàng là địa bàn ưu tiên hỗ trợ vốn đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới kênh tưới, tiêu, đê bao, trạm bơm. Nhất là hệ thống kết nối với máng dẫn nước vượt sông Vàm Cỏ Đông trong giai đoạn 2018-2020.

 

Phát biểu tại hội nghị, ông Võ Đức Trong rất hoan nghênh MTTQ tỉnh đã tổ chức hội nghị phản biện, giúp cơ quan chuyên môn có những ý kiến góp ý sâu sắc để hoàn thiện đề án.

 

Trước đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiến hành khảo sát thực trạng hệ thống kênh thủy lợi tỉnh Tây Ninh với 03 loại hình (hệ thống kênh thủy lợi Phước Hòa ở Hòa Hiệp- Tân Biên phục vụ tưới tự chảy; hệ thống trạm bơm ở xã Phan-DMC, trạm bơm Long Thuận- Bến Cầu; hệ thống đê bao xã Phước Chỉ- Tràng Bàng) và khảo sát tại Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Tây Ninh để có thông tin về việc quản lý, khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

 

Phát biểu kết thúc hội nghị, ông Nguyễn Văn Nhiếm cho biết, sẽ tổng hợp những ý kiến của các đại biểu trình Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh trước khi có văn bản chính thức gửi cơ quan đề nghị phản biện.

 

TH

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Công bố Danh sách trúng cử đại biểu HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đồng chí 

VÕ ĐỨC TRONG

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh

 

Xem thêm
THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay1,401
  • Tháng hiện tại36,007
  • Tổng lượt truy cập407,660
Văn bản mới

64/MTTQ-BTT

V/v Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quy chế hoạt động của Ủy ban, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh nhiệm kỳ 2024-2029

lượt xem: 30 | lượt tải:18

3539/MTTQ-BTT

Công văn hướng dẫn công tác hiệp thương của ban Công tác Mặt trận dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng ấp, khu phố

lượt xem: 141 | lượt tải:86

272/QĐ-BTT-MTTQ

Quyết định về việc công bố công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

lượt xem: 48 | lượt tải:42

52/HD-MTTQ-BTT

Hướng dẫn bầu Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng

lượt xem: 181 | lượt tải:123

04/QC-VKS-MTTQ

Quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh với Ban Thường trực UỶ ban MTTQVN tỉnh Tây Ninh

lượt xem: 57 | lượt tải:30
Thư viện ảnh
pcd-2.jpg phuoc-dong-nha-tro-3-00-768x432.jpg
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây