Thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội, trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn của Mặt trận Trung ương; Chương trình giám sát số 09/CTr-MTTQ-BTT, ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.
Vừa qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức đoàn giám sát Sở Kế hoạch và Đầu tư về kết quả triển khai và thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, với thành phần gồm đại diện lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Luật gia, các đoàn thể chính trị-xã hội tỉnh.
Sau khi khảo sát thực tế ở 03 hợp tác xã và 01 quỹ tín dụng nhân dân (Hợp tác xã chợ Thạnh Đông, Hợp tác xã rau an toàn Long Mỹ, Hợp tác xã vệ sinh môi trường 22-12, Qũy tín dụng nhân dân Hiệp Tân), ngày 19.10 đoàn giám sát làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi theo Nghị định 193/2013/NĐ-CP, ngày 21/11/2013 của Chính phủ. Về hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng thành viên và tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, Sở Giao thông – Vận tải đã nghiên cứu tham mưu và đề nghị hỗ trợ cơ sở hạ tầng đường giao thông nội đồng của Hợp tác xã nông nghiệp Tân Tiến (Suối Ngô); Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ mặt bằng mở cửa hàng thực phẩm an toàn cho Hợp tác xã rau an toàn Long Mỹ (Hòa Thành) và Hợp tác xã sản xuất rau sạch Rỗng Tượng (Gò Dầu). Chính sách hỗ trợ đất đai, tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các ngành xem xét tham mưu UBND tỉnh nhu cầu sử dụng đất đai, xây dựng trụ sở và mở rộng sản xuất của Hợp tác xã; về chính sách tiếp cận vốn và Qũy hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, tính đến nay có 02 dự án được giải ngân với số tiền 1,8 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Sở Kế hoạch – Đầu tư, hiện nay nhiều Hợp tác xã nông nghiệp còn lúng túng trong định hướng hoạt động và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; các Hợp tác xã chưa chủ động liên doanh, liên kết, thành viên còn tính nông dân cao; đa số vẫn phải “tự làm, tự bán” là chính, dẫn đến rủi ro nhiều trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thu nhập của người dân. Một số hợp tác xã hoạt động trong những lĩnh vực sản xuất hàng hóa đặc trưng của tỉnh như: cao su, mì, muối ớt, bánh tráng, chỉ có Hợp tác xã DVNN Tân Tiến – Suối Ngô hoạt động tốt, cung cấp các dịch vụ nông nghiệp, trồng và chăm sóc cây cao su, xen canh cây mì và bao tiêu sản phẩm cho thành viên đạt hiệu quả.
Về khả năng tái mở rộng các hoạt động dịch vụ sản xuất và lợi ích mà hợp tác xã mang lại cho thành viên thì hiện chỉ mới có khoảng 10% Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động đạt hiệu quả; khoảng 70% Hợp tác xã hoạt động trung bình, 18% Hợp tác xã hoạt động kém cần giải thể. Do hiệu quả hoạt động hạn chế, lợi ích mang lại cho thành viên chưa cao nên người nông dân chưa hăng hái tham gia, gắn bó với Hợp tác xã. Nhiều Hợp tác xã khó tiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng do không có tài sản chung để bảo đảm, trong khi đó việc huy động vốn từ các thành viên khó khăn ảnh hưởng đến năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Hợp tác xã.
TH
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đồng chí VÕ ĐỨC TRONG Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh
|