MTTQ Việt Nam huyện Châu Thành: Nhìn lại 20 năm Ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc" (2003 – 2023)

Thứ năm - 13/04/2023 09:07

MTTQ Việt Nam huyện Châu Thành: Nhìn lại 20 năm Ngày hội

MTTQ Việt Nam huyện Châu Thành: Nhìn lại 20 năm Ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc" (2003 – 2023)

Đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong những nội dung tư tưởng chính của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân cũng như trong cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đảng luôn xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đại đoàn kết toàn dân tộc được lãnh tụ Hồ Chí Minh đúc kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” và được vận dụng một cách sáng tạo, phát huy tới đỉnh cao với nhiều hình thức phong phú, phù hợp trong từng giai đoạn cách mạng, góp phần đưa các phong trào thi đua, các cuộc vận động vào đời sống các tầng lớp Nhân dân. Trong đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong tập hợp, đoàn kết toàn dân tộc tạo nên lực lượng vô cùng to lớn để thực hiện các phong trào cách mạng.

[caption id="attachment_36162" align="aligncenter" width="502"] Lãnh đạo MTTQ tỉnh tặng Bằng khen cho tập thể, cá nhân tại ngày hội năm 2022 tại xã Đồng Khởi[/caption]

Việc tổ chức Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư là một trong những nội dung, phương pháp đổi mới hoạt động cũng như tập hợp đoàn kết toàn dân tộc của hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp trên địa bàn huyện Châu Thành. Có thể sơ lượt những nét nổi bật trong việc tổ chức Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư trong 20 năm qua (2013-2023) như sau:

Với địa thế Châu Thành là huyện biên giới, có đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia dài 48 km, trong đó có 06 km biên giới đường thủy. Toàn huyện có 14 xã, 01 thị trấn, trong đó có 06 xã biên giới tiếp giáp với 03 huyện (Rô mê héc, Rùm Đua, Svay Tiệp) tỉnh Svay Riêng, Campuchia. Huyện Châu Thành có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an ninh nông thôn trên khu vực biên giới luôn được đảm bảo tốt; quan hệ hữu nghị giữa chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia luôn được củng cố và phát triển, đoàn kết, hữu nghị. Hệ thống chính trị thường xuyên được tăng cường, củng cố. Tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội thực hiện tốt, cơ sở kết cấu hạ tầng được đầu tư mở rộng; lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế được quan tâm; công tác an sinh xã hội được đảm bảo; các hoạt động chăm lo cho người nghèo, gia đình chính sách được tập trung thực hiện; đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp Nhân dân từng bước được nâng cao, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước được cấp ủy, Chính quyền, MTTQ, các tổ chức thành viên Mặt trận và các tầng lớp Nhân dân tại địa phương thực hiện tốt. Tình hình dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện luôn ổn định. Vai trò già làng, người có uy tín, chức sắc, chức việc trong đồng bào các dân tộc, tôn giáo được phát huy; hầu hết đồng bào dân tộc, tín đố các tôn giáo đều chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động từ thiện nhân đạo ở địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Trong 20 năm qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các tổ chức Đảng đối với Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư được quan tâm, MTTQ huyện, xã tham mưu cấp ủy và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động có liên quan đến công tác MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các phong trào thi đua, trong đó có việc tổ chức Ngày hội hàng năm. Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền phân công nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý tham dự Ngày hội ở địa phương, khu dân cư phụ trách. Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên nơi cư trú luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm, tham gia hưởng ứng cùng địa phương các hoạt động trước, trong Ngày hội. Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” thật sự phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước; tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân, tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua, góp phần xây dựng và phát triển địa phương.

Về tổ chức các hoạt động trước ngày hội: Ủy ban MTTQ các cấp phối hợp tổ chức tuyên truyền ý nghĩa, lịch sử Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam và Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc”, gắn với kết quả thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” tại các Khu dân cư, trong sinh hoạt của các hội, đoàn và trên Đài truyền thanh của huyện, xã. Phối hợp phát động các tầng lớp Nhân dân tham gia ủng hộ công tác an sinh xã hội; tổ chức thăm, hỏi, trao tặng hơn 6.500 phần quà, trị giá hơn 2 tỷ đồng; xây tặng 385 căn nhà đại đoàn kết, trị giá trên 15 tỷ đồng cho hộ nghèo, hộ khó khăn. Phối hợp vận động ra quân sửa chữa, dặm vá 650 đoạn đường giao thông nông thôn, vệ sinh, thu gom, xử lý 155 tấn rác thải, nạo vét, khai thông 25 km mương, cống thoát nước,... trị giá trên 5 tỷ đồng. Vận động Nhân dân hiến trên 25.000 m2 đất để mở rộng 320 đoạn đường giao thông nông thôn, 120 mương thoát nước nội đồng. Vận động đóng góp 515 xe (2.575 m2) đá, xà bần dặm, vá 240 đoạn đường giao thông nông thôn, trị giá gần 400 triệu đồng, ...

[caption id="attachment_36164" align="aligncenter" width="469"] Tặng quà cho các hộ nghèo trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở huyện Châu Thành[/caption]

Trong ngày hội: Việc tổ chức Ngày hội đảm bảo hội đủ cả hai nội dung phần lễ và phần hội. (1) Về phần Lễ: Hầu hết các Khu dân cư đã thực hiện theo đúng nội dung, chương trình Hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện, tỉnh như: Báo cáo kết quả 01 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; vinh danh, biểu dương, khen thưởng những tập thể, gia đình và cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện các phong trào thi đua của địa phương (Trong 20 năm qua, đã biểu dương, khen thưởng được 3.550 lượt tập thể, gia đình và cá nhân tiêu biểu. Đồng thời, tổ chức phát động, ký kết thi đua thực hiện các phong trào, cuộc vận động năm tiếp theo. (2) Về phần Hội: Từng khu dân cư (73/73 khu dân cư) thiết kế sân khấu trong hội trường hoặc ngoài sân trước Văn phòng ấp, nhà Văn hóa các ấp, xã; trang trí băng ron, cờ, khẩu hiệu trên sân khấu và theo dọc theo hai bên đường ở Khu dân cư, thể hiện rõ không khí ngày hội, đông đảo nhân dân, cán bộ, đảng viên trong khu dân cư về tham dự. Các tiết mục văn nghệ, đờn ca tài tử, hát múa được chuẩn bị chu đáo, công phu và các trò chơi dân gian, hội thi nấu ăn, gian hàng ẩm thực, bóng chuyền, … được tổ chức tưng bừng ngoài sân lễ. Tổ chức “Bữa cơm đại đoàn kết”, tạo được không khí đầm ấm, vui vẻ, phấn khởi, gắn kết tình làng nghĩa xóm. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục và tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong mỗi cộng đồng.

Thông qua việc tổ chức Ngày hội đã chuyển tải nhanh chóng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các cuộc vận động, các phong trào thi đua, các quy định của địa phương đến các tầng lớp Nhân dân. Tạo được sự đồng thuận, thu hút nhiều các tầng lớp nhân dân tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua ở địa phương, tập hợp được nhiều người dân tham gia vào các loại hình tổ, đội, nhóm, Câu lạc bộ, …, kết nạp được nhiều quần chúng ưu tú vào đoàn viên, hội viên của các đoàn thể. Thông qua việc tổ chức Ngày hội ở khu dân cư đã xuất hiện ngày càng nhiều gương người tốt việc tốt, những điển hình, nhân tố mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, thi đua phát triển sản xuất - kinh doanh, xóa đói, giảm nghèo; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vai trò làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể Nhân dân ngày càng vững mạnh.

Từ những kết quả đạt được trong 20 năm qua, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cơ bản làm cơ sở và giải pháp thực hiện trong những năm tiếp theo như sau:

- Một là: Tăng cường công tác tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành và các tầng lớp Nhân dân, tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết. Từ đó tạo động lực, khơi dây sức mạnh tổng hợp của mỗi cộng đồng dân cư, là dịp để các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận các cấp gặp gỡ, sinh hoạt, tiếp xúc, ghi nhận những tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Qua đó tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Hai là: Phát huy sức mạnh từ cơ sở thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, động viên nhân dân đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, gắn bó nhau hơn, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân càng cao, kết quả càng lớn, đời sống kinh tế xã hội phát triển, tình làng nghĩa xóm được củng cố, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày được nâng cao.

- Ba là: Vai trò của cán bộ Mặt trận xã, Trưởng Ban công tác Mặt trận, Trưởng ấp là rất quan trọng, vì vậy nơi nào phát huy tốt thì nơi đó cán bộ Mặt trận cơ sở sẽ nhiệt tình, trách nhiệm, tâm huyết vì công việc.

- Bốn là: Phát huy vai trò của các vị chức sắc, chức việc trong phong trào tôn giáo, dân tộc, các nhà mạnh thường quân tham gia đóng góp công tác an sinh xã hội, các phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

- Năm là: Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở cán bộ cấp cơ sở trong mọi hoạt động phong trào, nhất là việc thực hiện công tác chuẩn bị trước, trong và sau Ngày hội.

- Sáu là: Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng, động viên tinh thần cán bộ Mặt trận và các tầng lớp Nhân dân, tạo không khí phấn khởi thi đua tại địa phương.

Qua 20 năm thực hiện Nghị quyết số 04 của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” cho thấy: việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư từng bước có sức lan tỏa trong đời sống của Nhân dân. Ngày hội cơ bản có tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo và có sự tham gia khá đông đủ của nhân dân, cán bộ, đảng viên cư trú trên địa bàn. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã đáp ứng được nguyện vọng thiết tha và chính đáng của nhân dân. Qua đó, động viên, quy tụ toàn dân tham gia các phong trào thi đua yêu quốc, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư.

Thanh Xuân – MTTQ Việt Nam huyện Châu Thành

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Công bố Danh sách trúng cử đại biểu HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đồng chí 

VÕ ĐỨC TRONG

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh

 

Xem thêm
THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay1,517
  • Tháng hiện tại68,951
  • Tổng lượt truy cập546,519
Văn bản mới

310/MTTQ-BTT

Tuyên truyền và giám sát thực hiện các nghị quyết HĐND tỉnh

lượt xem: 21 | lượt tải:14

64/MTTQ-BTT

V/v Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quy chế hoạt động của Ủy ban, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh nhiệm kỳ 2024-2029

lượt xem: 60 | lượt tải:24

3539/MTTQ-BTT

Công văn hướng dẫn công tác hiệp thương của ban Công tác Mặt trận dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng ấp, khu phố

lượt xem: 198 | lượt tải:96

272/QĐ-BTT-MTTQ

Quyết định về việc công bố công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

lượt xem: 79 | lượt tải:47

52/HD-MTTQ-BTT

Hướng dẫn bầu Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng

lượt xem: 320 | lượt tải:171
Thư viện ảnh
pcd-2.jpg phuoc-dong-nha-tro-3-00-768x432.jpg
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây