MỘT TẤM GƯƠNG LAO ĐỘNG CẦN CÙ

Thứ sáu - 28/08/2020 08:55

MỘT TẤM GƯƠNG LAO ĐỘNG CẦN CÙ

MỘT TẤM GƯƠNG LAO ĐỘNG CẦN CÙ

Tại lớp tập huấn công tác Mặt trận năm 2020 tổ chức tại Trường Chính trị Tây Ninh vào cuối tháng 8 vừa qua. Ông Nguyễn Văn Vy, Phó chủ tịch MTTQVN tỉnh cho biết Ủy ban Mặt trận và ngành Công an tỉnh đã có công văn liên tịch đề nghị UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các Tổ tự quản trên toàn tỉnh mỗi tháng 300 ngàn đồng. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của Tổ tự quản, đặc biệt là vai trò của các Tổ trưởng ngày càng được đánh giá cao trong cộng đồng dân cư.

Nhớ lại, tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc của xã Trưởng Hòa năm 2019 (xã điểm của thị xã Hòa Thành) có một Tổ trưởng được chọn là cá nhân điển hình trình bày tham luận về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Đó là anh Nguyễn Hồng Thanh, Tổ trưởng tổ tự quản 18 ấp Trường Xuân. Thành tích của anh Thanh được xã ghi nhận từ việc đứng ra vận động người dân trong tổ xây dựng một con đường giao thông nông thôn cũng có thể gọi là “con đường huyết mạch” của tổ 18 dài 1.200 m, ngang 1,5m, kinh phí thực hiện 56 triệu đồng.

[caption id="attachment_24413" align="aligncenter" width="679"] Ông Thanh phát biểu tham luận trong ngày Hội ĐĐK toàn dân tộc ở xã Trường Hòa[/caption]

Theo ông Nguyễn Thanh Long, Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp Trường Xuân thì “thành tích tóm gọn” như thế của anh Nguyễn Hồng Thanh chưa đầy đủ mà còn phải hiểu anh Thanh chính là một tấm gương lao động vượt khó thoát nghèo mà mọi người dân trong ấp học tập, họ xem anh như một “thủ lĩnh nông dân”. Anh đứng ra điều hành mọi việc lớn nhỏ về đời sống tinh thần, tham vấn cho bà con việc lao động mùa màng, phát triển kinh tế gia đình.

Sinh ra trong một gia đình có 8 anh chị em. Khi đến tuổi lập gia đình, anh Nguyễn Hồng Thanh (sinh năm 1960) suy nghĩ, bản thân mình có trình độ văn hóa thấp, không có nghề nghiệp ổn định, cha mẹ lại rất nghèo. Vậy là vừa cưới vợ xong, từ ấp Trường Lộc, xã Trường Tây (Hòa Thành) anh dắt vợ ra đi lập nghiệp. Nói là “lập nghiệp” cho có động cơ nung nấu ý chí chứ vốn liếng tài sản chẳng có gì để gọi là.

[caption id="attachment_24414" align="aligncenter" width="674"] Anh Thanh bên vườn nhãn của mình[/caption]

May mắn khi đến vùng đất còn hoang hóa chưa có tên gọi nằm giáp ranh xã Chà Là (huyện Dương Minh Châu) và xã Thạnh Đức (huyện Gò Dầu), anh mua được 2 công đất mà trên đó đầy cỏ đưng, cỏ lác. Với chí hướng “đồng vợ đồng chồng tát biển đông cũng cạn”, hai vợ chồng anh Thanh cất tạm căn nhà tranh, bắt đầu cải tạo đất đai. Đó là năm 1979, anh Thanh còn nhớ và kể lại vùng đất hẻo lánh chưa có hệ thống thủy lợi. Mùa nắng, hai vợ chồng anh đào giếng lấy nước trồng đồ hàng bông, mùa mưa sạ lúa làm kế sinh nhai. Một giai đoạn dài “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, anh Thanh không biết kể sao về sự vất vả của người tay trắng đi tạo dựng tương lai. Được cái thời ấy con cá con tép còn nhiều trên đồng ruộng, các loại cua, ốc, ếch nhái và rau đồng, rau dại vô số đã giúp vợ chồng anh có được cái ăn, đảm bảo sức khỏe mà duy trì cuộc mưu sinh. Dành dụm được bao nhiêu, vợ chồng anh mua thêm đất sản xuất đến đó. Đất do những người khác không bám trụ nổi bỏ đi nên giá bán cũng rẻ. Lần hồi gia đình anh cũng có được 2,2 mẩu đất sản xuất, một diện tích “vừa sức” cho hai lao động cần mẩn.

Rồi công trình thủy lợi Lòng hồ Dầu Tiếng được xây dựng hoàn thành. Con kênh TN1 cắt ngang qua đất anh Thanh và bị trưng dụng làm kênh mất một ít đất. Nhưng bù lại, nguồn nước tưới đã giúp vợ chồng anh thuận tiện trong việc đào ao nuôi cá, lên liếp, đắp bờ lập được vườn nhãn hơn 2 mẩu. Anh còn nuôi bò, gà, vịt. Chỉ vài năm sau, khi cây nhãn cho thu hoạch, vợ chồng anh Thanh đã xây được nhà tường khang trang với đầy đủ tiện nghi. Từ đây, cuộc đời chàng trai nghèo Nguyễn Hồng Thanh ngày xưa đã chấm dứt thời lam lũ, sống an nhàn bên vườn nhãn mỗi mùa cho thu nhập hơn 200 triệu đồng.

Kể chuyện với người viết bài này, anh Thanh khoe nay anh đã lên chức…ông nội, ông ngoại. Vợ chồng anh có bốn người con đã được dựng vợ gã chồng đề huề, hạnh phúc và đã có điều kiện tự lập riêng tư. Nơi anh lập nghiệp nay gọi là Tổ 18 ấp Trường Xuân, xã Trường Hòa với 27 hộ dân. Anh đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, UBND tỉnh Tây Ninh tặng Bằng khen về phong trào nông dân sản xuất giỏi. Anh hiện là Chi hội trưởng nông dân ấp, Ủy viên MTTQ xã và kiêm luôn chức Tổ trưởng tự quản. Khi được hỏi về những việc liên quan đến những công tác này, anh Thanh cười tươi đáp: “chẳng có quan quyền, lương bổng gì đâu, chỉ là do tôi tự nguyện muốn đóng góp hết sức mình cho xã hội, góp phần xây dựng xóm ấp ngày càng tốt đẹp hơn”.

                                                                 VĂN TÀI- MTTQVN xã Trường Hòa

 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Công bố Danh sách trúng cử đại biểu HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đồng chí 

VÕ ĐỨC TRONG

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh

 

Xem thêm
THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay436
  • Tháng hiện tại70,190
  • Tổng lượt truy cập547,758
Văn bản mới

310/MTTQ-BTT

Tuyên truyền và giám sát thực hiện các nghị quyết HĐND tỉnh

lượt xem: 21 | lượt tải:14

64/MTTQ-BTT

V/v Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quy chế hoạt động của Ủy ban, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh nhiệm kỳ 2024-2029

lượt xem: 60 | lượt tải:24

3539/MTTQ-BTT

Công văn hướng dẫn công tác hiệp thương của ban Công tác Mặt trận dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng ấp, khu phố

lượt xem: 198 | lượt tải:96

272/QĐ-BTT-MTTQ

Quyết định về việc công bố công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

lượt xem: 79 | lượt tải:47

52/HD-MTTQ-BTT

Hướng dẫn bầu Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng

lượt xem: 322 | lượt tải:172
Thư viện ảnh
pcd-2.jpg phuoc-dong-nha-tro-3-00-768x432.jpg
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây