QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Luật số: 75/2015/QH13 |
Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2015 |
LUẬT
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Kế thừa vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quyền, trách nhiệm, tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước, Nhân dân và các tổ chức; điều kiện bảo đảm hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Điều 3. Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Điều 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Điều 5. Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Điều 6. Tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
a) Ở trung ương có Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
b) Ở địa phương có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). Ở mỗi cấp có Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định.
Điều 7. Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước
Điều 8. Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhân dân
Điều 9. Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức
Điều 10. Hoạt động đối ngoại nhân dân
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện và mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết với các quốc gia, dân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển.
Điều 11. Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chương II
TẬP HỢP, XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
Điều 12. Nguyên tắc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát triển đa dạng các hình thức tổ chức, hoạt động để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, quá khứ nhằm động viên mọi nguồn lực góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 13. Phương thức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Điều 14. Phối hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
a) Đề xuất, tham gia xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
b) Chủ trì, phối hợp, tham gia tổ chức các hoạt động liên quan đến quyền và trách nhiệm của tổ chức mình;
c) Tham gia đối thoại, hòa giải, xây dựng cộng đồng tự quản tại địa bàn khu dân cư;
d) Tham gia xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội của Nhà nước; đề xuất, tham gia thực hiện các chương trình, phong trào, cuộc vận động góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thông qua các hoạt động sau đây:
a) Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước mang tính toàn dân, toàn diện, toàn quốc;
b) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước của địa phương;
c) Các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước liên quan đến quyền và trách nhiệm của tổ chức mình; tập hợp, động viên hội viên, đoàn viên và Nhân dân tham gia thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
d) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức các hình thức thích hợp nhằm huy động và phát huy vai trò nòng cốt của thành viên là cá nhân tiêu biểu trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Chương III
ĐẠI DIỆN, BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP,
CHÍNH ĐÁNG CỦA NHÂN DÂN
Điều 15. Phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân
Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước để báo cáo tại các kỳ họp Quốc hội.
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân địa phương gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để thông báo tại kỳ họp Hội đồng nhân dân cùng cấp về những vấn đề của địa phương.
Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quyền và trách nhiệm của mình tổng hợp ý kiến, kiến nghị của hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, kiến nghị của thành viên và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới để phản ánh, kiến nghị với các cơ quan của Đảng, Nhà nước cùng cấp.
Điều 16. Phối hợp tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri.
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện kế hoạch tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri.
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Điều 17. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện chính sách, pháp luật
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện chính sách, pháp luật với các nội dung sau đây:
Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Phối hợp với chính quyền cấp xã tổ chức vận động Nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở, hương ước, quy ước ở khu dân cư;
Chỉ đạo hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cấp xã và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;
Tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Điều 18. Tiếp công dân, tham gia công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc xá, cử bào chữa viên nhân dân
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện việc tiếp công dân; tham gia công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc xá theo quy định của pháp luật.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ cấp huyện trở lên có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
Chương IV
THAM GIA XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
Điều 19. Tham gia công tác bầu cử
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức hội nghị cử tri ở cấp xã, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử; tham gia tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử.
Điều 20. Tham gia tuyển chọn Thẩm phán, Kiểm sát viên và giới thiệu Hội thẩm nhân dân
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cử đại diện tham gia Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp theo quy định của pháp luật.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì lựa chọn, giới thiệu người đủ điều kiện, tiêu chuẩn để Hội đồng nhân dân bầu làm Hội thẩm nhân dân theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Tham gia xây dựng pháp luật
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội về xây dựng luật, pháp lệnh; trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án luật, pháp lệnh.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật tham gia góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp, dự án luật, pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản pháp luật trái Hiến pháp và pháp luật.
Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia góp ý kiến; tiếp thu và phản hồi kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Tham dự các kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Ủy ban nhân dân
Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham dự các kỳ họp Quốc hội; được mời tham dự các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân; được mời tham dự các phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thông báo về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền, ý kiến, kiến nghị của Nhân dân địa phương; đề xuất, kiến nghị với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân những vấn đề cần thiết.
Điều 23. Tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí với các nội dung sau đây:
a) Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí; xác minh vụ việc tham nhũng, lãng phí; xử lý người có hành vi tham nhũng, lãng phí;
c) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, khen thưởng đối với người có công phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, trả lời yêu cầu, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Tham gia góp ý, kiến nghị với Nhà nước
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp ý, kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia góp ý, kiến nghị; tiếp thu và phản hồi góp ý, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Chương V
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
Điều 25. Tính chất, mục đích và nguyên tắc giám sát
Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trực tiếp hoặc đề nghị các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo dõi, xem xét, đánh giá, kiến nghị đối với hoạt động của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện chính sách, pháp luật.
Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mang tính xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý sai phạm, khuyết điểm; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật; phát hiện, phổ biến những nhân tố mới, các điển hình tiên tiến và những mặt tích cực; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Hoạt động giám sát được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm phát huy dân chủ, sự tham gia của Nhân dân, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng của Nhân dân; thực hiện công khai, minh bạch, không chồng chéo; không làm cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát.
Điều 26. Đối tượng, nội dung, phạm vi giám sát
Đối tượng giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan nhà nước, tổ chức, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức.
Nội dung giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì giám sát đối với đối tượng, nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc quy định của pháp luật, các tổ chức chính trị - xã hội chủ trì giám sát đối với đối tượng, nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, quyền và trách nhiệm của tổ chức mình.
Các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thực hiện giám sát đối với đối tượng, nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, quyền và trách nhiệm của tổ chức mình.
Điều 27. Hình thức giám sát
Nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.
Tổ chức đoàn giám sát.
Thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cấp xã, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành nghị quyết liên tịch quy định chi tiết Điều này.
Điều 28. Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát
Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch giám sát; quyết định thành lập đoàn giám sát và tổ chức hoạt động giám sát theo kế hoạch hoặc khi cần thiết.
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát.
Xem xét khách quan, khoa học những vấn đề liên quan đến nội dung giám sát.
Tổ chức đối thoại để làm rõ nội dung kiến nghị sau giám sát khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát.
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét áp dụng các biện pháp để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân; đề nghị xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Ban hành hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan ban hành văn bản về kết quả giám sát; chịu trách nhiệm về những nội dung kiến nghị sau giám sát.
Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân không giải quyết hoặc giải quyết không đúng quy định của pháp luật.
Khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng người có thành tích trong hoạt động giám sát.
Điều 29. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát
Được thông báo trước về nội dung, kế hoạch giám sát.
Báo cáo bằng văn bản theo nội dung giám sát; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát; báo cáo bổ sung, làm rõ những vấn đề liên quan.
Trình bày ý kiến về các nội dung liên quan thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Đề nghị xem xét lại kiến nghị sau giám sát, đối thoại để làm rõ nội dung các kiến nghị đó khi cần thiết.
Tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát.
Xem xét, giải quyết và trả lời những nội dung kiến nghị sau giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Thực hiện kết luận, quyết định giải quyết của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành liên quan đến những nội dung kiến nghị giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Điều 30. Trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
Định kỳ 6 tháng, Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nghe Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thông báo kết quả giám sát; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xem xét kiến nghị và đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tạo điều kiện và cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho hoạt động giám sát theo yêu cầu; cử người tham gia giám sát về những nội dung có liên quan; tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát; xem xét, giải quyết kiến nghị sau giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Quyền và trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn
Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh có quyền đề nghị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương có quyền đề nghị bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân theo quy định của pháp luật.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương có quyền kiến nghị với Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo quy định của pháp luật.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có trách nhiệm tập hợp, tổng hợp đầy đủ, kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm gửi đến Quốc hội, Hội đồng nhân dân trước kỳ họp.
Chương VI
HOẠT ĐỘNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI
Điều 32. Tính chất, mục đích và nguyên tắc phản biện xã hội
Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trực tiếp hoặc đề nghị các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án (sau đây gọi chung là dự thảo văn bản) của cơ quan nhà nước.
Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mang tính xã hội, khách quan, khoa học, xây dựng, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả của văn bản; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.
Hoạt động phản biện xã hội được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, bảo đảm sự tham gia của thành viên, hội viên, đoàn viên và Nhân dân; tôn trọng các ý kiến khác nhau nhưng không trái với quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc.
Điều 33. Đối tượng, nội dung, phạm vi phản biện xã hội
Đối tượng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là dự thảo văn bản của cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Nội dung phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm sự cần thiết; sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tính đúng đắn, khoa học, khả thi; đánh giá tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của dự thảo văn bản; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, Nhân dân, tổ chức.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phản biện xã hội đối với đối tượng, nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc quy định của pháp luật, các tổ chức chính trị - xã hội chủ trì phản biện xã hội đối với đối tượng, nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, quyền và trách nhiệm của tổ chức mình.
Các tổ chức thành viên khác phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với đối tượng, nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, quyền và trách nhiệm của tổ chức mình.
Điều 34. Hình thức phản biện xã hội
Tổ chức hội nghị phản biện xã hội.
Gửi dự thảo văn bản được phản biện đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện xã hội.
Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan, tổ chức có dự thảo văn bản được phản biện xã hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành nghị quyết liên tịch quy định chi tiết Điều này.
Điều 35. Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động phản biện xã hội
Xây dựng nội dung, kế hoạch phản biện xã hội.
Yêu cầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo gửi dự thảo văn bản và thông tin, tài liệu cần thiết.
Thực hiện các hình thức phản biện xã hội.
Xây dựng văn bản phản biện và gửi đến cơ quan, tổ chức có dự thảo văn bản được phản biện.
Yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo trả lời bằng văn bản đối với kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Điều 36. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản được phản biện
Gửi dự thảo văn bản được phản biện xã hội đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chậm nhất là 15 ngày trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết.
Cử người có trách nhiệm tham dự hội nghị phản biện xã hội hoặc tham gia đối thoại khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu.
Trả lời bằng văn bản đối với kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trường hợp không tiếp thu kiến nghị thì phải giải trình; báo cáo ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản.
Chương VII
ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG
CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
Điều 37. Bộ máy giúp việc; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Mặt trận
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có bộ máy giúp việc. Tổ chức, biên chế bộ máy giúp việc của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người làm công tác Mặt trận không chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, nghiệp vụ công tác Mặt trận, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Cơ quan nhà nước có liên quan tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng và phát huy đội ngũ chuyên gia, tư vấn, cộng tác viên.
Điều 38. Kinh phí hoạt động, tài sản và cơ sở vật chất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Kinh phí hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Việc lập dự toán, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước giao, tài sản và các nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tặng, cho theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức
Tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nhiệm vụ khi được cử vào Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc được phân công tham gia hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì hoặc thực hiện các chương trình, dự án mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được giao; cung cấp thông tin, tài liệu khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu.
Tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, tổ chức.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 40. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam số 14/1999/QH10 hết hiệu lực thi hành từ ngày Luật này có hiệu lực.
Điều 41. Quy định chi tiết
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2015.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI (Đã ký) Nguyễn Sinh Hùng |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đồng chí VÕ ĐỨC TRONG Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh
|