Mặt trận Tổ quốc tỉnh: Tổ chức phản biện xã hội với chương trình “hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ; phát triển thị trường công nghệ, tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Tây

Thứ hai - 05/06/2017 10:27

Mặt trận Tổ quốc tỉnh: Tổ chức phản biện xã hội với chương trình “hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ; phát triển thị trường công nghệ, tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Tây

Mặt trận Tổ quốc tỉnh: Tổ chức phản biện xã hội với chương trình “hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ; phát triển thị trường công nghệ, tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017 – 2020”
 

Chiều ngày 02.6, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Chương trình “hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ; phát triển thị trường công nghệ, tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017 – 2020”. Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Nguyễn Thị Minh Lý chủ trì hội nghị.

 

Đại diện đơn vị được phản biện, Phó Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ Nguyễn Văn Hùng, thông báo tóm tắt dự thảo Chương trình “hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ; phát triển thị trường công nghệ, tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017 – 2020”. Theo đánh giá của Chương trình giai đoạn 2012 – 2015, nhiều nội dung thực hiện còn hạn chế như, mức hỗ trợ kinh phí cho tổ chức, cá nhân tham gia chương trình còn thấp (chỉ 70% định mức xác lập quyền về bảo hộ sở hữu công nghiệp) chưa đủ sức vận động và khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia, nên chỉ có 08 cơ sở, doanh nghiệp hỗ trợ với số tổng số tiền 16.674.000 đồng. Để khắc phục những hạn chế trên, Sở Khoa học – Công nghệ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung thực hiện hiệu quả hơn chương trình giai đoạn 2017 – 2020.

 

Chương trình mới gồm 3 nội dung hỗ trợ doanh nghiệp: hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ; hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ.

 

Góp ý dự thảo Chương trình, nhiều đại biểu cho rằng: Trước khi đề ra Chương trình giai đoạn tiếp theo, cần tổng kết chương trình giai đoạn 2012 – 2015 để đối chiếu với mục tiêu đã thực hiện đạt được đến đâu, từ đó mới có cơ sở đề ra mục tiêu mới. Nội dung của Chương trình chưa rõ, giải pháp chưa cụ thể; cần tiến hành khảo sát lại nhu cầu của các doanh nghiệp để việc đầu tư đạt hiệu quả hơn. Các đại biểu cũng tập trung đanh giá và đề xuất ý kiến về các nội dung mà Chương trình giai đoạn 2017 – 2020 đề ra.

[caption id="attachment_2423" align="alignnone" width="723"]Tiến sĩ Trần Đức Thịnh phát biểu ý kiến Tiến sĩ Trần Đức Thịnh phát biểu ý kiến[/caption]

Khi bàn về nội dung hỗ trợ phát huy tài sản trí tuệ, có đại biểu nhận xét, thời gian qua thực hiện chưa hiệu quả. Qua làm việc với lãnh đạo Liên Minh hợp tác xã tỉnh, hiện nay Tây Ninh có 3 sản phẩm chưa phát huy đáng kể: Mảng cầu Bà Đen hiện vẫn do Sở khoa học và công nghệ quản lý; Hợp tác xã muối ớt ở Gò Dầu có 17 thành viên thì chỉ có 2 thành viên sử dụng nhãn hiệu còn 15 thành viên vẫn dán nhãn riêng của họ; Hợp tác xã bánh tráng phơi sương Trảng Bàng còn hoạt động theo mô hình cũ chưa đại hội để thành lập theo luật Hợp tác xã năm 2013.

 

Nhiều ý kiến băn khoăn, hiện nay, các sản phẩm chủ lực của tỉnh Tây Ninh còn ở dạng sản xuất thô (bột mì, mủ cốm cao su, đường cát trắng chỉ bán nội địa chưa xuất khẩu được..) rất cần đầu tư, đổi mới công nghệ cung cấp các sản phẩm tinh chế (thường gọi là sản phẩm sau bột mì, sau cao su, mủ cớm và sau đường...). Việc doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ là các hoạt động đầu tư, các hoạt động khởi nghiệp đầy rủi ro, xác xuất đem lại thành công thấp, hoạt động đầu tư chủ yếu là bỏ ra, không có lợi nhuận nào trong quá trình đầu tư, cho nên về cơ chế, chính sách cần giúp cho doanh nghiệp được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển tỉnh Tây Ninh để đầu tư hoặc được hỗ trợ lãi suất (30% lãi suất tín dụng hiện hành)… nâng mức hỗ trợ tối đa từ không quá 1 tỷ đồng lên 3 tỷ đồng; nâng tổng kinh phí thực hiện từ 23 tỷ 570 triệu đồng lên 50 tỷ đồng. Về hỗ trợ nhãn hiệu hàng hóa, nâng mức từ 8 triệu đồng nhãn hiệu tập thể lên 20 triệu đồng, nhãn hiệu tại một quốc gia nâng từ 15 triệu đồng lên 30 triệu.

[caption id="attachment_2424" align="alignnone" width="748"]Ông Võ Hùng Việt - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh phát biểu ý kiến Ông Võ Hùng Việt - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh phát biểu ý kiến[/caption]

Có đại biểu đề nghị, đối với phát triển thị trường công nghệ bằng hình thức tổ chức các hội chợ, các cuộc triển lãm, xem xét bổ sung thêm chính sách hỗ trợ kinh phí của tỉnh nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh liên kết với các doanh nghiệp ngoài tỉnh tổ chức các hội chợ, triển lãm giới thiệu thị trường công nghệ; hoặc các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm ở các tỉnh, thành phố để tìm hiểu thị trường công nghệ, lựa chọn công nghệ trang bị cho doanh nghiệp mình.

 

Dự thảo Chương trình giai đoạn 2017-2020 đề ra nội dung chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học và công nghệ (hợp đồng chuyển giao công nghệ), trong đó, đề cập đến việc doanh nghiệp thuê chuyên gia, tư vấn, tìm kiếm thông tin, đào tạo, đánh giá trình độ công nghệ, thiết kế sản phẩm, thiết kế và đổi mới công nghệ... Nhiều đại biểu cho rằng, điều này rất khó thực hiện, tính khả thi không cao, vì thực tế chương trình giai đoạn 2012 - 2015 đã đặt ra mục tiêu ở 03 sản phẩm (mảng cầu Bà Đen, muối ớt Tây Ninh, bánh tráng phơi sương) đã không thực hiện được. Chương trình cần đề ra những chính sách khuyến khích dự án phát triển công nghệ từ năng lượng tái tạo, xử lý nước sạch; đưa thêm 01 loại hình doanh nghiệp kinh doanh tài sản trí tuệ. Đại biểu cũng lưu ý, việc quy định thời gian nộp hồ sơ đăng ký trước ngày 15/5 hàng năm chưa hợp lý, vì như thế các dự án sau ngày 15/5 phải chờ sang năm sau, sẽ mất cơ hội hoạt động của doanh nghiệp.

[caption id="attachment_2425" align="alignnone" width="726"]Bà Nguyễn Thị Minh Lý - Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh phát biểu kết luận hội nghị Bà Nguyễn Thị Minh Lý - Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh phát biểu kết luận hội nghị[/caption]

Các đại biểu cũng đề nghị với 03 nội dung hỗ trợ cần thiết bổ sung thêm trình tự xét duyệt, thời gian xét duyệt để có tính ràng buộc trách nhiệm của cơ quan chức năng. Để khởi động và phát huy Chương trình này cần chú ý làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi tổ chức và cá nhân được biết; tổ chức các Hội thảo chuyên đề liên quan đến Chương trình.

 

Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Minh Lý đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu đối với dự thảo Chương trình “hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ; phát triển thị trường công nghệ, tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017 – 2020”, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ tổng hợp đầy đủ ý kiến phản biện kiến nghị đến cơ quan dự thảo chương trình để có những điều chỉnh cho phù hợp trước khi ban hành.

 

H.Tiên

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Công bố Danh sách trúng cử đại biểu HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đồng chí 

VÕ ĐỨC TRONG

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh

 

Xem thêm
THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay3,982
  • Tháng hiện tại19,733
  • Tổng lượt truy cập497,301
Văn bản mới

310/MTTQ-BTT

Tuyên truyền và giám sát thực hiện các nghị quyết HĐND tỉnh

lượt xem: 6 | lượt tải:4

64/MTTQ-BTT

V/v Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quy chế hoạt động của Ủy ban, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh nhiệm kỳ 2024-2029

lượt xem: 55 | lượt tải:23

3539/MTTQ-BTT

Công văn hướng dẫn công tác hiệp thương của ban Công tác Mặt trận dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng ấp, khu phố

lượt xem: 183 | lượt tải:95

272/QĐ-BTT-MTTQ

Quyết định về việc công bố công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

lượt xem: 68 | lượt tải:47

52/HD-MTTQ-BTT

Hướng dẫn bầu Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng

lượt xem: 303 | lượt tải:168
Thư viện ảnh
pcd-2.jpg phuoc-dong-nha-tro-3-00-768x432.jpg
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây