Giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Tân Biên

Thứ hai - 23/10/2017 16:00

Giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Tân Biên

Giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Tân Biên

Vừa qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Tân Biên từ năm 2016 đến nay. Đoàn đã giám sát UBND xã Hòa Hiệp và huyện Tân Biên. Bà Đặng Minh Lũy - Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh làm trưởng đoàn, cùng tham gia có đại diện các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Văn phòng UBND tỉnh.

 

Tân Biên là huyện biên giới (có 03 xã biên giới được thụ hưởng Chương trình 135 là Tân Lập, Tân Bình, Hòa Hiệp); đồng bào dân tộc thiểu số có 718 hộ với 2.576 khẩu thuộc 15 dân tộc, nhiều nhất là dân tộc Khmer, Chăm, sống tập trung nhiều ở 04 xã (Tân Lập, Hòa Hiệp, Tân Phong và Thạnh Bình). Đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp chiếm 60%; các ngành nghề khác chiếm tỷ lệ 35%; thương mại và dịch vụ chiếm 5%. Đồng bào dân tộc Hoa ở thị trấn Tân Biên sống bằng nghề thương nghiệp, dịch vụ... đời sống tương đối khá giả. Theo kết quả điều tra rà soát hộ nghèo năm 2016, trên địa bàn huyện có 51 hộ nghèo dân tộc thiểu số (hộ nghèo 17 hộ/44 nhân khẩu, hộ cận nghèo 34 hộ/123 nhân khẩu) giảm 05 hộ/27 nhân khẩu so với năm 2015).

[caption id="attachment_5317" align="alignnone" width="859"] Bà Đặng Minh Lũy - Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh, Trưởng đoàn giám sát phát biểu kết luận tại buổi làm việc với UBND huyện Tân Biên[/caption]

Trong những năm qua, tình hình tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc cũng như thực hiện các chính sách về tôn giáo được huyện hết sức coi trọng, tổ chức cho đồng bào sinh hoạt tôn giáo theo đúng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vận động đồng bào sống tốt đời đẹp đạo, các cơ sở thờ tự, sinh hoạt tín ngưỡng đảm bảo thực hiện tốt các quy định của Nhà nước.

 

Hàng năm, huyện tổ chức họp mặt các đại biểu tôn giáo, dân tộc nhân dịp Tết Nguyên đán; tổ chức thăm hỏi, chúc tết, tặng quà các điểm dân tộc; phối hợp UBMTTQVN huyện tổ chức tiếp xúc tôn giáo, dân tộc định kỳ để thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân; huyện cũng chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần đồng bào dân tộc, tổ chức thăm tặng quà nhân các dịp lễ hội như: Ramadam của dân tộc Chăm, Chum-Bân, tết Chol Chnăm Thmây của dân tộc Khmer.

 

Cơ sở vật chất vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ngày càng hoàn thiện, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân, từng bước kéo giảm hộ nghèo; các hoạt động văn hóa, tinh thần được phát huy và gìn giữ; tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong đồng bào dân tộc sinh sống luôn được giũ vững ổn định. Kết quả thực hiện Chương trình 135 và các chương trình, chính sách tại địa phương đã có tác động to lớn làm cho bộ mặt nông thôn ở các xã, ấp đặc biệt khó khăn có nhiều thay đổi, nhất là về cơ sở hạ tầng như: hệ thống giao thông nông thôn, trường học... các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa xã hội có bước chuyển biến tích cực. Huyện đã cấp 2.189 thẻ BHYT cho đồng bào dân tộc tại 03 xã biên giới. Huyện đã tạo điều kiện cho các em học sinh đúng độ tuổi đến trường (Tổng số học sinh người dân tộc thiểu số trong độ tuổi đi học ở các cấp trên ra lớp là 423 học sinh); hỗ trợ tập vở, đồ dùng, dụng cụ học tập, đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học để các em có điều kiện đến trường.

 

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Biên, chính sách xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người dân tộc, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Lao động thương binh và xã hội phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung vào các nhóm chính sách chủ yếu để hỗ trợ: tín dụng ưu đãi; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, trợ giúp pháp lý; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện được vay vốn theo các chương trình, chính sách từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện đảm bảo đúng tiến độ, đúng đối tượng đạt hiệu quả. Tổng số hộ dân tộc được hỗ trợ vay vốn là 138 hộ, với số tiền hỗ trợ 2.203.000.000 đồng, tăng 51 hộ so với cùng kỳ. Trong đó, hỗ trợ theo chương trình hộ nghèo cho 45 hộ, với số tiền 667.000.000 đồng; hỗ trợ theo chương trình hộ cận nghèo cho 13 hộ, với số tiền 365.000.000 đồng; theo chương trình nước sạch vệ sinh môi trường cho 59 hộ với số tiền 706.000.000 đồng; theo chương trình sản xuất kinh doanh cho 14 hộ với số tiền 350.000.000 đồng; theo chương trình giải quyết việc làm cho 07 hộ với số tiền 105.000.000 đồng.

[caption id="attachment_5316" align="alignnone" width="855"]Đoàn giám sát đến thăm và khảo sát một hộ dân tộc Khmer nghèo Đoàn giám sát đến thăm và khảo sát một hộ dân tộc Khmer nghèo[/caption]

Thực hiện Chương trình 134 về chăm lo chính sách về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc, cơ bản các hộ đồng bào dân tộc đã có cuộc sống ổn định để sản xuất, trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 huyện đã phối hợp vận động xây dựng 06 căn nhà đại đoàn kết, với kinh phí 240.000.000 đồng. Đối với xã Hòa Hiệp được đầu tư thực hiện dự án 517.302.000 đồng; số hộ được hỗ trợ là 61 hộ, hỗ trợ 124 heo giống, trong đó nhà nước hỗ trợ 270 triệu đồng, nhân dân tham gia 247.302.000 đồng; phụ nữ dân tộc của xã cũng đã được xét cho 11 hộ vay vốn từ ngân hàng chính sách với số tiền là 485.000.000 đồng; xã thành lập mô hình "tổ phụ nữ dân tộc với pháp luật". Để phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân, huyện đã xây dựng 18 trạm nước sạch, trong đó bố trí 02 trạm nước sạch vùng đồng bào dân tộc (01 trạm ở ấp Thạnh Thọ, xã Thạnh Bình phục vụ cho các hộ dân tộc Chăm; 01 trạm ấp Hòa Đông A, xã Hòa Hiệp phục vụ cho các hộ dân tộc Khmer).

 

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, huyện rất quan tâm chăm lo bồi dưỡng, hiện huyện có 11 cán bộ, công chức, hoạt động bán chuyên trách là người dân tộc đang công tác tại địa phương; đã đào tạo được 16 lao động nông thôn người dân tộc thiểu số đến nay đã có việc làm ổn định; có 07 em học sinh là người dân tộc đang học tại trường dân tộc nội trú Tây Ninh. Tuy nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo UBND huyện Tân Biên, trong thực hiện chính sách cho đồng bào dân tộc cũng như việc phát triển các khu dân cư vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, hạn chế. Lãnh đạo UBND huyện cho biết, so với sự phát triển chung trên địa bàn huyện thì khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống phát triển còn chậm; một số hộ dân tộc còn chịu ảnh hưởng của tập quán sản xuất, nếp sống sinh hoạt cũ, chưa theo kịp trình độ phát triển, nguyên nhân do trình độ dân trí trong đồng bào dân tộc còn hạn chế, nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ; còn một số hộ ít quan tâm đến chính sách pháp luật, ít tham gia các hoạt động của tổ dân cư tự quản tại địa phương. Qua khảo sát thực tế trạm cấp nước sạch ở xã Hòa Hiệp, nhận thấy: Tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tại trạm rất ít (trong 9 tháng năm 2017 chỉ sử dụng 5.000 khối nước), mà theo người dân là do phải trả phí, nên đa số họ sử dụng giếng khoan. Nhà ở xây cho đồng bào dân tộc theo Chương trình 134 đã qua nhiều năm, có nhiều căn đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng địa phương chưa hỗ trợ gì.

 

Qua đó, UBND huyện Tân Biên kiến nghị tỉnh đề xuất với Trung ương tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ cấp thẻ BHYT cho đồng bào dân tộc nghèo, vì theo kế hoạch năm 2018 sẽ bỏ; tỉnh xem xét có chính sách đặc thù đối với người dân tộc trong thi tuyển công chức, tạo điều kiện cho họ được tuyển dụng vào các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể tại địa phương. Hiện nay, các trạm cấp nước sạch thuộc Trung tâm cấp thoát nước quản lý, việc sử dụng nước sạch phải trả phí (4.000 đồng/khối) nên rất ít hộ dân sử dụng, như thế sẽ gây lãng phí, xã đề nghị giảm phí nước sạch xuống còn 2.000 đồng/khối để khuyến khích bà con sử dụng.

 

Đoàn giám sát đánh giá cao những nỗ lực của huyện Tân Biên, ghi nhận những kiến nghị của huyện, sẽ chuyển các ngành chức năng giải quyết; qua đó, đoàn cũng đề nghị UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với MTTQ khảo sát lại thực trạng nhà ở của đồng bào dân tộc được hỗ trợ xây dựng theo Chương trình 134 trước đây, đánh giá cụ thể số nhà hư hỏng nặng để có phương án hỗ trợ sửa chữa hoặc xây mới; bên cạnh đó, trong những năm, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã triển khai rất nhiều chương trình, dự án hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc chăn nuôi, sản xuất, buôn bán nhỏ, huyện cần chủ động điều tra đánh giá hiệu quả của các dự án.

 

H.Tiên

.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Công bố Danh sách trúng cử đại biểu HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đồng chí 

VÕ ĐỨC TRONG

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh

 

Xem thêm
THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay3,777
  • Tháng hiện tại55,244
  • Tổng lượt truy cập532,812
Văn bản mới

310/MTTQ-BTT

Tuyên truyền và giám sát thực hiện các nghị quyết HĐND tỉnh

lượt xem: 15 | lượt tải:9

64/MTTQ-BTT

V/v Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quy chế hoạt động của Ủy ban, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh nhiệm kỳ 2024-2029

lượt xem: 59 | lượt tải:24

3539/MTTQ-BTT

Công văn hướng dẫn công tác hiệp thương của ban Công tác Mặt trận dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng ấp, khu phố

lượt xem: 194 | lượt tải:96

272/QĐ-BTT-MTTQ

Quyết định về việc công bố công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

lượt xem: 76 | lượt tải:47

52/HD-MTTQ-BTT

Hướng dẫn bầu Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng

lượt xem: 310 | lượt tải:170
Thư viện ảnh
pcd-2.jpg phuoc-dong-nha-tro-3-00-768x432.jpg
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây