ĐẾN ĐÀ LẠT, ĐỌC THƯ TỊCH CỔ

Chủ nhật - 21/07/2019 11:09

ĐẾN ĐÀ LẠT, ĐỌC THƯ TỊCH CỔ

ĐẾN ĐÀ LẠT, ĐỌC THƯ TỊCH CỔ

Những ngày đầu tháng 6.2019, tôi hân hạnh được tháp tùng Đoàn thành viên tôn giáo do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Hòa Thành tổ chức đi tham quan , học tập kinh nghiệm tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Đến với xứ sở ngàn hoa địa điểm tham quan nào cũng mới lạ hấp dẫn. Nhưng  rất ấn tượng và lắng đọng cảm xúc trong lòng nhiều nhất là buổi tham quan “Biệt điện Trần Lệ Xuân”.

[caption id="attachment_18202" align="aligncenter" width="755"] Khu triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam[/caption]

Mới nghe hướng dẫn viên của đoàn giới thiệu sơ qua về biệt điện, nhiều người tỏ ý không thích lắm. Thích gì nơi ở của “đệ nhất phu nhân” thời chế độ cũ với những hồ tắm,vườn hoa và nơi tổ chức khiêu vũ ? Tuy nhiên, khi đến nơi mới biết biệt diện này nay đã là Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV, nơi lưu trữ trưng bày nhiều tư liệu lịch sử và thông tin quan trọng. Một phiến đá to khắc những hàng chữ giới thiệu về Trung tâm : “Không gian trưng bày-Di sản tư liệu thế giới-Châu bản, Mộc bản- Giá trị lịch sử từ ký ức” rất đẹp và đồ sộ đặt trước cổng khiến nhiều người dừng lại chiêm ngưỡng trầm trồ. Với tôi, đây là lần đầu được hiểu các từ “ Mộc bản” và “ Châu bản” khi được thuyết trình viên của Trung tâm giải thích.
Mộc bản triều Nguyễn là là những tấm gỗ khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in ra thành sách được dùng phổ biến ở Việt Nam thời kỳ phong kiến. Hiện nay Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV đang bảo quả 34.619 tấm mộc bản với 55.320 mặt khắc cho 152 đầu sách, có giá trị trên nhiều phương diện, phản ảnh lịch sử Việt Nam qua các thời đại, từ thời Hùng Vương dựng nước đến triều Nguyễn.
Với những giá trị nổi bật, đáp ứng các tiêu chí về nội dung và tính độc đáo về hình thức chế tác. Mộc bản triều Nguyễn đã được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới vào ngày 31.7.2009. Đây cũng là Di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam.

Châu bản triều Nguyễn là tài liệu hành chính hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước của triều Nguyễn (1802- 1945), bao gồm văn bản ban hành của các hoàng đế ban hành, văn bản của các cơ quan trong hệ thống chính quyền đệ trình lên hoàng đế phê duyệt bằng mực son và một số văn kiện ngoại giao.

Với những giá trị về hình thức và nội dung. Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương vào ngày 24.5.2014.

Trong khối tài lệu Châu bản Mộc bản triều Nguyễn còn có những tư liệu quý khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phần tư liệu nầy được tiển lãm riêng ở một không gian trưng bày “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam- những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. Khu trưng bày chia làm 3 nội dung “Chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với hai quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, “Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong thời Pháp thuộc”, “Việc bảo vệ và thực hiện  chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay”, Trong  khu triển lãm có nhiều  sách địa lý và bản đồ cổ của Việt Nam ghi chép rõ Bải Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn Lý Trường, Đại Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ Việt Nam như “Đại Nam Nhất Thống Chí Toàn Đồ”, “Đại Nam Nhất Thống Chí” do Quốc sử quán nhà Nguyễn biên soạn trong khoảng từ năm1802 về sau. Nhiều tư liệu thể hiện bằng chứng Chính quyền Sài Gòn và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Từ những tư liệu lịch sử rõ ràng đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV đã cung cấp cho mọi người đến tham quan một kết luận: Từ lâu, Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi mà các quần đảo đó chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào.

Đây quả là  một địa điểm tham quan, tìm hiểu về lịch sử nước nhà mà mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ  không thể bỏ qua khi đến với Đà Lạt.

Văn Tài - MTTQ xã Trường Hòa

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Công bố Danh sách trúng cử đại biểu HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đồng chí 

VÕ ĐỨC TRONG

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh

 

Xem thêm
THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay3,763
  • Tháng hiện tại116,529
  • Tổng lượt truy cập909,216
Văn bản mới

310/MTTQ-BTT

Tuyên truyền và giám sát thực hiện các nghị quyết HĐND tỉnh

lượt xem: 82 | lượt tải:38

64/MTTQ-BTT

V/v Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quy chế hoạt động của Ủy ban, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh nhiệm kỳ 2024-2029

lượt xem: 94 | lượt tải:39

3539/MTTQ-BTT

Công văn hướng dẫn công tác hiệp thương của ban Công tác Mặt trận dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng ấp, khu phố

lượt xem: 291 | lượt tải:117

272/QĐ-BTT-MTTQ

Quyết định về việc công bố công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

lượt xem: 126 | lượt tải:64

52/HD-MTTQ-BTT

Hướng dẫn bầu Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng

lượt xem: 421 | lượt tải:210
Thư viện ảnh
pcd-2.jpg phuoc-dong-nha-tro-3-00-768x432.jpg
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây