Ngày 29.12, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Châu Thành tổ chức hội nghị họp mặt dân tộc, tôn giáo Xuân Nhâm Thìn 2024, tham dự hội nghị có các vị lãnh đạo Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, các cơ quan, đơn vị liên quan và 165 vị chức sắc, chức việc đại diện các cơ sở tôn giáo, Già làng, người có uy tính trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Châu Thành trao tặng quà cho chức sắc, chức việc đại diện các cơ sở tôn giáo, Già làng, người có uy tính trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Châu Thành là huyện nông thôn biên giới, có nhiều dân tộc và tôn giáo cùng sinh sống trên địa bàn. Toàn huyện có 13 dân tộc thiểu số cùng sinh sống với 754 hộ/2.648 khẩu, gồm: Khmer 569 hộ/2.070 khẩu, Chăm: 14 hộ/58 khẩu, Tày: 04 hộ/11 khẩu, Hoa: 122 hộ/382 khẩu, Ấn: 03 hộ/04 khẩu, Mường: 23 hộ/77 khẩu, Thượng: 03 hộ/10 khẩu, Thái: 05 hộ/11 khẩu, Nùng: 04 hộ/06 khẩu, Ê đê: 02 hộ/04 khẩu, Tà Mun: 03 hộ/13 khẩu, Ra-glay: 01 hộ/01 khẩu và Chơ Ro 01 hộ/01 khẩu. Phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung ở các xã biên giới, số còn lại sống đan xen với đồng bào Kinh; có 05 người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được UBND tỉnh công nhận. Về tôn giáo, huyện có 03 tôn giáo gồm: Cao Đài, Phật giáo, Công giáo, với 67.002 tín đồ, chức sắc, chức việc chiếm 45,85% dân số toàn huyện. Huyện có 17 cơ sở tín ngưỡng dân gian; 11 Thánh thất Cao Đài, 05 Điện thờ Phật mẫu; 11 giáo xứ, 02 Nhà nguyện, 01 Tu xá; 18 Chùa, 02 Tịnh xá, 01 Niệm phật đường, 01 nhà lễ. Ngoài ra có 03 nhóm Tin lành hoạt động với 62 tín đồ.
Đồng bào các dân tộc, tôn giáo luôn chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào do Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội phát động; luôn giữ vững truyền thống đoàn kết gắn bó ổn định trong mái nhà chung của Mặt trận Tổ quốc; vai trò Già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc, chức việc ngày càng được phát huy.
Trong năm qua, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội luôn quan tâm, triển khai thực hiện tốt công tác dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện, phối hợp triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, kết hợp triển khai các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu, nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và các nguồn huy động khác cũng như các chương trình, dự án của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội huyện đã đoàn kết giúp cho đồng bào dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tạo niềm tin, niềm tự hào và sự đồng thuận trong đồng bào dân tộc thiểu số, các chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo vè sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước, cùng nhau đoàn kết phấn đấu tạo nên sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo, tạo sức mạnh toàn dân tộc cùng chung sức vào sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện nhà.
- Về công tác tuyên truyền, hệ thống MTTQ phối hợp tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trong công tác tôn giáo, phát huy giá trị đạo đức tôn giáo, xây dựng cơ sở tín ngưỡng tôn giáo văn minh, tiêu chuẩn “cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo văn minh” theo Quyết định 06/2012/QĐ-UBND ngày 17/01/2012 của UBND tỉnh Tây Ninh; 3 tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa, 5 tiêu chuẩn xây dựng ấp văn hóa; triển khai thực hiện chuyên đề năm 2023 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phát động hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động như: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”; phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; tuyên truyền phong trào nêu gương “Người tốt – việc tốt”; cuộc vận động ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”, tuyên truyền hưởng ứng thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; vận động tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình; tuyên truyền, hướng dẫn cài đặt VNEID mức độ 1, 2…
Tổ chức triển khai thực hiện mô hình mới “Phát huy vai trò của tôn giáo trong xây dựng nông thôn mới” tại xã Hảo Đước. Tiếp tục duy trì hoạt động các mô hình trong tôn giáo, dân tộc như: Mô hình “Phát huy vai trò của chức sắc, chức việc, tín đồ Họ đạo Cao Đài tham gia hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và xây dựng tuyến đường “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”; mô hình “Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong đồng bào tôn giáo”; mô hình “Xứ đạo an toàn về ANTT”; mô hình “Phát huy vai trò của Ban Cai quản Họ đạo Cao đài bảo đảm trật tự an toàn giao thông”; mô hình “Họ đạo Cao đài tự phòng, tự quản về an ninh, trật tự”,… Vận động tín đồ ủng hộ tiền, vật tư nâng cấp, dặm vá 5 đoạn đường giao thông nông thôn dài 4,5 km, trị giá 55 triệu đồng; Giáo xứ Cao xá vận động bà con giáo dân thực hiện thắp sáng đường phố được 27 tuyến đường, tổng chiều dài 8.515m với 299 bóng đèn, tổng kinh phí 183.500.000 đồng; Giáo xứ Bến Trường vận động ủng hộ tuyến đường hoa trị giá 10 triệu đồng..
Công tác an sinh xã hội được quan tâm, các cơ sở tôn giáo đã vận động ủng hộ quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn là người dân tộc, trong năm đã phối hợp vận động, ủng hộ 9.997 phần quà/2 tỷ 366 triệu 600 ngàn đồng nhân dịp Lễ, Tết (như: Họ đạo An Cơ trao 500 phần quà, trị giá 150 triệu đồng; Chùa Minh Quang 300 phần, trị giá 95 triệu đồng; Họ đạo Long Vĩnh 167 phần + 100 quyển tập trắng, trị giá 36.100.000 đồng; Chùa Pháp Lâm 1.150 phần, trị giá 285 triệu đồng; Chùa Sác Rác 2.100 phần, trị giá 682.500.000 đồng; Tu Xá Thánh Gia Thịnh 120 phần, trị giá 36 triệu đồng; Họ đạo Đồng Khởi 330 phần, trị giá 99 triệu đồng; Chùa Trung Phước 350 phần, trị giá 85 triệu đồng; Chùa Tây Thiên 200 phần, trị giá 80 triệu đồng; Họ đạo Liên ấp Tua Hai, Bình Lương, Chòm Dừa 100 phần, trị giá 35 triệu đồng; Giáo xứ Cao Xá 850 phần, trị giá 170 triệu đồng; Giáo xứ Hòa Thạnh 80 phần, trị giá 24 triệu đồng; Chùa Phụm Ma 900 phần, trị giá 270 triệu đồng; Giáo xứ Thánh Mẫu Hòa Bình 1.700 phần, trị giá 127.500.000 đồng; Tịnh Xá Ngọc Như 700 phần, trị giá 210 triệu đồng và Chùa Tứ Phước 450 phần, trị giá 135 triệu đồng). Ngoài ra, các cơ sở tôn giáo còn phối hợp với chính quyền địa phương và MTTQ các xã vận động mạnh thường quân hỗ trợ khác cho địa phương và hộ nghèo, hộ khó khăn như: Xây tặng 08 căn nhà tình thương, nhà đại đoàn kết/560 triệu đồng (như: Họ đạo An Cơ 02 căn; Chùa Sác Rác 01 căn; Họ đạo Liên ấp Tua Hai, Bình Lương, Chòm Dừa 01 căn; Giáo xứ Hòa Thạnh 02 căn; Giáo xứ Thánh Mẫu Hòa Bình 01 căn và Tịnh Xá Ngọc Như 01 căn…); sửa chữa 02 căn nhà tình thương/60 triệu đồng (như Giáo xứ Cao Xá); trao 48 suất học bổng cho các em học sinh nghèo/48 triệu đồng (như: Giáo xứ Thánh Mẫu Hòa Bình, Giáo xứ Cao Xá); ủng hộ 10 triệu đồng cho quỹ VNN xã (như: Tu Xá Thánh Gia Thịnh, Giáo xứ Cao Xá); phát 6.200 xuất cơm từ thiện/234 triệu đồng (như: Chùa Tứ Phước, Tịnh Xá Ngọc Như); khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng 60 phần quà/180 triệu đồng (như Chùa Quan Âm); hàng tháng đưa 25 người khám mổ mắt từ thiện (như Chùa Tứ Phước); đang nuôi 04 trẻ mồ côi (như Tịnh xá ngọc như); mở lớp học tình thương cho học sinh học từ lớp 1 đến lớp 5 (như Chùa Tứ Phước).
MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thường xuyên rà soát, nắm bắt tình hình tư tưởng đồng bào dân tộc; củng cố, quản lý, sử dụng đội ngũ cốt cán trong phong trào dân tộc, tôn giáo. Tổ chức cho đại diện tôn giáo, dân tộc tham quan, học tập kinh nghiệm tại Đà Lạt. Vận động thực hiện “Cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo văn minh” năm 2023, có 57/58 đơn vị đăng ký, (có 01 cơ sở tạm không đăng ký). Cuối năm, thẩm định đề nghị công nhận 51/57 “Cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo văn minh”.
Qua kết quả thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo trong năm tại địa phương, đã thể hiện được sự quan tâm, hướng dẫn và tạo điều kiện của MTTQ cấp trên, của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp đồng bộ của các đoàn thể và các chức sắc, tín đồ các tôn giáo, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội theo phương châm “tốt đời, đẹp đạo”; nhận thức, trách nhiệm của các chức sắc, tín đồ các tôn giáo đã được nâng cao, phong trào sống “tốt đời, đẹp đạo” đã được nhân rộng. Mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền các cấp với chức sắc các tôn giáo ngày càng thân thiện, cởi mở.
Tại hội nghị, Ban Thường trực ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã trao 5 Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, 10 giấy khen của Ủy ban nhân dân huyện cho tập thể các tôn giáo có thành tích xuất sắc trong việc tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động tại địa phương.
Thanh Xuân – MTTQ huyện Châu Thành
Tác giả: 3 Quản trị
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đồng chí VÕ ĐỨC TRONG Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh
|