Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc
trong tình hình hiện nay

 

Theo Nghị quyết (số 13-NQ/TW ngày 16-8-1999) Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, thì hệ thống chính trị.
Tại Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 quy định “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền Nhân dân”.
Sự quy định này xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, là xuất phát từ thể chế chính trị: Với Đảng, Mặt trận Tổ quốc do Đảng lãnh đạo. ở nước ta bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội. Vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị quy định rõ: Với Đảng, Mặt trận Tổ quốc do Đảng lãnh đạo. Với Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Với các đoàn thể nhân dân, Mặt trận là nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên.
Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát biểu: Hiện nay, cơ chế của nước ta là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc giám sát, phản biện và Nhân dân làm chủ. Từ đó có thể thấy rằng, vị trí, vai trò của Mặt trận ngày càng được nâng cao.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò rất quan trọng “là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Hiến pháp năm 2013 đã có nhiều quy định mới liên quan đến quyền và trách nhiệm cũng như chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Theo đó, Điều 9 so với Hiến pháp năm 1992 đã có những điểm mới rất quan trọng.
Thứ nhất, là Hiến pháp đã hiến định chức năng giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam. Nhưng phản biện xã hội là mới hoàn toàn. Cơ chế giám sát với cơ chế phản biện khác nhau.
Thứ hai, là đã hiến định được chức năng Mặt trận đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Chức năng MTTQ Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân đã được Đảng khẳng định liên tục, xuyên suốt qua các văn kiện Đại hội X, XI, rõ nhất là trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chức năng này tiếp tục được thể chế hóa trong Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi).

Quang cảnh hội nghị phản biện về Quy định tiêu chí xét ưu tiên mua nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh
Thứ ba, Hiến pháp 2013, ở khoản 1 Điều 9 vẫn ghi như thế, nhưng khoản 2 thì ghi rõ 5 tổ chức chính trị xã hội (Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam) và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận có trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình, đồng thời phối hợp và thống nhất hành động trong MTTQ Việt Nam. Điều này khẳng định MTTQ Việt Nam là một thể thống nhất, bao gồm UBMTTQ và các tổ chức thành viên.
Điều 3 của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 cũng quy định rõ các quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam, bao gồm: Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội; tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước và thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân.

Trao quà cho bà con người Việt khó khăn ở Campuchia
Theo đó, nhận diện chức năng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là: Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; giám sát, phản biện xã hội.
Và tương ứng với những chức năng cơ bản trên, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những nhóm nhiệm vụ cơ bản như: tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; giám sát và phản biện xã hội; tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; thực hiện và mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân.
Việc xác định nhiệm vụ cụ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong từng thời gian là vấn đề cần quan tâm vào đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở mỗi cấp.
Hoạt động thực tiễn của Mặt trận những năm qua chứng tỏ, ở nơi nào Mặt trận chủ động phối hợp, tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Mặt trận gắn với nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền, tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc trong đời sống của Nhân dân địa phương thì hoạt động của Mặt trận đạt hiệu quả thiết thực, vai trò, vị trí của Mặt trận được Đảng, chính quyền, Nhân dân thừa nhận.
Phan Thái